Văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (9 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

Các câu tục ngữ, danh ngôn luôn gửi gắm bài học giá trị trong cuộc sống. Vì vậy, Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài văn.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nội dung bao gồm 9 mẫu dàn ý, dành cho học sinh lớp 7 cùng tham khảo. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề trong đời sống cần trình bày ý kiến.

2. Thân bài

  • Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu quan điểm về vấn đề: tán thành hay phản đối.
  • Chứng minh cho quan điểm: Lí lẽ, dẫn chứng.
  • Đánh giá vấn đề và liên hệ bản thân.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến về vấn đề trong đời sống đã trình bày.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

  • Nêu quan điểm về vấn đề cần nghị luận
  • Nêu biểu hiện, thực trạng của vấn đề
  • Phân tích, chứng minh vấn đề
  • Đánh giá vấn đề: đúng, sai
  • Liên hệ với bản thân.

3. Kết bài

Suy nghĩ về vấn đề nghị luận.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành)

1. Mở bài

Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

2. Thân bài

- Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.

- Thể hiện thái độ tán thành các ý kiến vừa nêu bằng các ý:

  • Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
  • Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
  • Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

3. Kết bài

Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến phản đối)

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối với cách nhìn nhận vấn đề.

2. Thân bài

  • Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
  • Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).
  • Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.

Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ quan trọng trong câu tục ngữ, danh ngôn.
  • Ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

b. Bàn luận về vấn đề

  • Quan điểm của người viết: tán thành/phán đối câu tục ngữ/danh ngôn.
  • Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho ý kiến về câu tục ngữ, danh ngôn.

c. Mở rộng và liên hệ bản thân

  • Mở rộng: Nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại.
  • Liên hệ bản thân: Học được gì từ câu tục ngữ hay danh ngôn?

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của câu tục ngữ hoặc danh ngôn.

Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Ý nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

b. Chứng minh

  • Trình bày lí lẽ
  • Dẫn chứng: trong quá khứ, ở hiện tại,...

c. Bình luận

  • Mở rộng vấn đề: nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại
  • Liên hệ với bản thân.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

Dàn ý nghị luận về câu danh ngôn

1. Mở bài

Dẫn dắt, nêu ra về câu danh ngôn.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng trong câu danh ngôn.
  • Ý nghĩa của câu danh ngôn

b. Chứng minh

  • Ý kiến tán thành/phản đối về câu danh ngôn
  • Lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của bản thân.

c. Bình luận

  • Mở rộng vấn đề: nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại
  • Liên hệ với bản thân: bài học rút ra từ câu danh ngôn

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của câu danh ngôn.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
172
  • Lượt tải: 420
  • Lượt xem: 94.521
  • Dung lượng: 154,9 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo