Tuyển tập bài toán Hóa hay và khó trong các kì thi THPT Quốc gia Ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Hóa học

Tuyển tập bài toán Hóa hay và khó trong các kì thi THPT quốc gia bao gồm 26 bài tập, có đáp án kèm theo, giúp các em nắm chắc các dạng bài tập thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia.

26 bài tập Hóa học hay và khó này, các em sẽ nắm chắc kiến thức môn Hóa học, tự tin hơn khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2024 chính thức. Ngoài ra, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Vật lý, Hóa học để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2024 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo bài viết:

Bài toán Hóa hay và khó trong các kì thi THPT Quốc gia

Bài 1:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X thu được 7,26 gam CO 2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m gần nhất với số nào sau đây:

A. 4,595 gam
B. 5,765 gam
C. 5,180 gam
D. 4,995 gam

Bài 2:

Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối gồm có các ion Al3+, Fe2+, SO42−, Cl-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 6,46 gam kết tủa. Phần 2 đem tác dung với dung dich NH3 dư thu lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 2,11 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong X có thể là:

A. 17,5 gam.
B. 5,96 gam.
C. 3,475 gam.
D. 8,75 gam.

Bài 3:

Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84 gam gồm 5 khí (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện kết 356,49 gam kết tủa trắng. Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 18
B. 20
C. 22
D. 24

Bài 4: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100ml X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4g kết tủa. Giá trị của x gần nhất là:

A. 0,15
B. 0,11
C. 0,21
D. 0,05

Bài 5: Hỗn hợp E gồm 2 chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dung với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm 2 chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc; Giá trị gần nhất của m là

A. 23,19.
B. 22,49.
C. 21,69.
D. 20,59.

...

>> Tải file để tham khảo toàn bộ các bài tập Hóa khó

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.165
  • Lượt xem: 26.517
  • Dung lượng: 960,3 KB
Sắp xếp theo