Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 (Có đáp án, ma trận)

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 gồm 3 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác kèm theo ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 2 GDCD 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 3 Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 3 đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1. Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định”.

A. Mục tiêu cá nhân.
B. Mục tiêu phấn đấu.
C. Kế hoạch cá nhân.
D. Năng lực cá nhân.

Câu 2: Bạn C (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn C thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu ngắn hạn.
B. Mục tiêu sức khỏe.
C. Mục tiêu tài chính.
D. Mục tiêu sự nghiệp.

Câu 3: Tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?

A. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
B. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
C. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
D. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Không có thời hạn.
B. Có thể đạt được.
C. Đo lường được.
D. Cụ thể.

Câu 5: Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm:

A. Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
B. Mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
C. Mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
D. Mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.

Câu 6: Tiêu chí “có thời hạn cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?

A. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
B. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
C. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
D. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.

Câu 7: Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính được gọi là gì?

A. Kế hoạch tài chính cá nhân
B. Thống kê tài chính.
C. Bản kê khai tài sản.
D. Thời gian biểu.

Câu 8: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân đòi hỏi phải có những quy tắc thu chi cá nhân để làm gì?

A. Định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch.
B. Thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn.
C. Theo dõi tình trạng chi tiêu của bản thân.
D. Kiểm tra hiệu quả của kế hoạch.

Câu 9: Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì?

A.Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất
B.Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch
C.Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu
D.Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để

Câu 10: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?

A.Chi phát sinh
B.Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
C.Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh
D.Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

Câu 11: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 12: Ý kiến nào sau đây đúng?

A.Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm
B. Đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu là các nội dung thiết yếu cho việc lập kế hoạch chi tiêu
C. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu
D. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu

Phần II: Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Theo em, việc xác định được mục tiêu cá nhân sẽ mang lại kết quả như thế nào?

Câu 2. (1.5 điểm) Để thực hiện mục tiêu cá nhân đề ra thì em cần phải làm những gì?

Câu 3. (4.0 điểm) Giả định mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng tiền tiêu vặt. Em sẽ chi tiêu cho những khoản nào? Theo em, làm thế nào để chi tiêu hiệu quả số tiền đó?

------Hết------

1.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

D

A

A

B

C

C

A

B

B

D

Điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

1.5 điểm

- Giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có.

0.75 đ

0.75 đ

2

1.5 điểm

- Chúng ta phải xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

- Mục tiêu đề ra phải thực tế, phù hợp với khả năng và có dự kiến thời hạn để hoàn thành mục tiêu đó.

0.75 đ

0.75 đ

3

4.0 điểm

- Nếu mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng, em sẽ chi tiêu số tiền đó vào các việc sau:

+ Mua sách, vở, đồ dùng học tập (khi cần thiết).

+ Tiết kiệm một khoản tiền nhỏ để mua quà tặng người thân, bạn bè vào những dịp đặc biệt (ví dụ: sinh nhật,…).

+ Dùng một khoản nhỏ để phục vụ nhu cầu giải trí (ví dụ: mua đồ chơi/ truyện tranh,…)

- Để chi tiêu hiệu quả số tiền đó, em cần phải:

+ Thiết lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp

+ Rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí

+ Giữ thái độ quyết tâm thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra

+ Ghi chép các khoản chi tiêu để có sự điều chỉnh phù hợp

2.0đ

2.0đ

1.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỷ lệ

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kỹ năng sống

Nội dung 1: Xác định mục tiêu cá nhân

6 câu

2 câu

6 câu

2 câu

4.5 đ

Giáo dục kinh tế

Nội dung 2: Lập kế hoạch chi tiêu

6 câu

½ câu

½ câu

6 câu

1 câu

5.5 đ

Tổng

12

2

1/2

1/2

12

3

10 đ

Xem thêm bản đặc tả đề thi trong file tải về

2. Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1 Đề thi giữa kì 2 GDCD 8

PHÒNG GD&ĐT............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: GDCD– Lớp 8

Năm học: 2023 - 2024

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?

A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ

Câu 2 (0,25 điểm). Để lập được kế hoạch chi tiêu, cần thực hiện việc gì đầu tiên?

A. Xác định các khoản cần chi.
B. Thiết lập nguyên tắc thu chi.
C. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
D. Xác định những thứ cần mua.

Câu 3 (0,25 điểm). Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay?

A. Bạo lực giữa bố mẹ và con cái
B. Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình
C. Bạo lực giữa vợ và chồng
D. Bạo lực giữa các ông bà và các cháu

Câu 4 (0,25 điểm). Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?

A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 5 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?

A. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
B. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
D. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.

Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào đúng về hình thức bạo lực kinh tế trong gia đình?

A. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
B. Hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình
C. Hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình
D. Hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình

Câu 7 (0,25 điểm). Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.
B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.
C. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.
D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.

Câu 8 (0,25 điểm). Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.
B. Chủ động tìm người giúp đỡ.
C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.
D. Im lặng để tránh bị cười chê.

Câu 9 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

A. Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân làm gia đình tan vỡ.
B. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.
C. Mỗi thành viên trong gia đình cần yêu thương, tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau.
D. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh xã hội.

Câu 10 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?

A. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
B. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
D. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.

Câu 11 (0,25 điểm). Đâu là việc không cần làm khi lập kế hoạch chi tiêu?

A. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có
B. Xác định các khoản cần chi
C. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu
D. Xác định khoản tiết kiệm được.

Câu 12 (0,25 điểm). Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực gia đình?

A. Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.
B. Bố mẹ A rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của A.
C. Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.
D. Anh T ép chị H sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.

Câu 14 (0,25 điểm). Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

Câu 15 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
C. Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.
D. Là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.

Câu 16 (0,25 điểm). Chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây để phòng tránh bạo lực gia đình?

A. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực.
B. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
C. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức.
D. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.

Câu 17 (0,25 điểm). Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

A. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.
B. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật.
D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

Câu 18 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân. Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.
C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.
D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.

Câu 19 (0,25 điểm). Theo em, trong tình huống sau đây, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào: Bố bạn P chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.

A. Thể chất và kinh tế.
B. Tinh thần và thể chất.
C. Tài chính và tình dục.
D. Tình dục và tinh thần.

Câu 20 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?

Tình huống. Trong dịp Tết, bạn N nhận được 2.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà sinh nhật tặng bố, mẹ; mua bộ sách học tiếng Anh,,... Chiều chủ nhật, N cùng K và H đến khu vui chơi, biết N có tiền, K và H ngỏ ý muốn N dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, N đã từ chối và giải thích rõ với các bạn về kế hoạch sử dụng tiền của mình.

A. Bạn K.
B. Bạn H.
C. Bạn N.
D. Hai bạn K và H.

Câu 21 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình?

A. Chị V nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.
B. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị T vẫn nín nhịn.
C. Thấy bố tức giận, B vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.
D. Chị X thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.

Câu 22 (0,25 điểm). Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị Q thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không đồng tình nhưng cũng không can ngăn chị Q.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Ủng hộ chị Q vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.
D. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.

Câu 23 (0,25 điểm). Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, T muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của T chỉ có 100.000 đồng. Nếu là T, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ.
B. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ.
C. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng mẹ.
D. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ.

Câu 24 (0,25 điểm). P sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi P (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, P đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng. Nếu là bạn thân của P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Khuyên P nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.
B. An ủi P; khuyên P nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.
C. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.
D. Khuyên P bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Bạo lực gia đình là gì?

b. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

1) Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

2) Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu:

Thấy một chiếc áo len giá 150.000 đồng bày bán ở cửa hàng, em rất muốn mua nhưng trong ví chỉ có số tiền mẹ vừa cho để chi tiêu trong tháng tới là 200.000 đồng.

Hãy nêu phương án lựa chọn của em và giải thích vì sao?

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8

I. TRẮC NGHIỆM

Đang cập nhật

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình

b. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

1) Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

Em không đồng tình với ý kiến này. Bởi nạn nhân của bạo lực gia đình bị đau đớn về thể xác, dày vò cả về tinh thần.

2) Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.

Em đồng ý với ý kiến này. Bởi vì

Bạo lực gia đình gây áp lực lên hệ thống y tế, gia đình phải chi phí cho việc chữa trị và phục hồi sức khỏe của nạn nhân. Bệnh viện phải chữa trị cho nạn nhân của bạo lực gia đình, chi phí cho bảo hiểm xã hội vì nghỉ việc với lý do bị bạo lực gia đình.

Xã hội cũng phải chi phí cho bạo lực gia đình như dịch vụ tư vấn, nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng… Bên cạnh đó, tài sản của gia đình bị giảm sút do bị đập phá, tiêu tán bởi bạo lực gia đình do phải đóng phạt cho cơ quan chức năng vì hành vi bạo lực gia đình; thu nhập của gia đình giảm bởi khả năng lao động của nạn nhân giảm vì sức khỏe của họ giảm sút, phải nghỉ việc trong một khoảng thời gian.

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 7:

Phòng, chống bạo lực gia đình

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

Bài 8:

Lập kế hoạch chi tiêu

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 7

12

1

Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhận biết

- Nhận thức được các hình thức bạo lực gia đình và hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất.

- Nêu được khái niệm bạo lực gia đình và bày tỏ quan điểm với các ý kiến liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình.

2

1

C1, C3

C1 (TL)

Thông hiểu

- Nhận định được hình thức bạo lực kinh tế trong gia đình.

- Biết được các việc nên làm khi xảy ra bạo lực gia đình.

- Bày tỏ được quan điểm với các ý kiến liên quan đến bạo lực gia đình.

- Biết được hậu quả của bạo lực gia đình.

6

C6, C8, C9, C13, C15, C17

Vận dụng

- Biết cách để phòng, chống bạo lực gia đình.

- Xử lí những trường hợp bạo lực gia đình.

4

C16, C19, C21, C24

Vận dụng cao

Bài 8

12

1

Lập kế hoạch chi tiêu

Nhận biết

Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu và biểu hiện của chi tiêu hợp lí.

2

C2, C5

Thông hiểu

- Bày tỏ được quan điểm với các vấn đề lập kế hoạch chi tiêu.

- Xác định được thói quen chi tiêu hợp lí.

- Xác định được các bước lập kế hoạch chi tiêu.

- Giải thích được sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu.

6

C4, C7, C10, C11, C12, C14

Vận dụng

- Xác định được chủ thể biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí trong các trường hợp.

- Xử lí được các tình huống liên quan đến kế hoạch chi tiêu.

4

C18, C20, C22, C23

Vận dụng cao

Đưa ra được cách giải quyết cho trường hợp liên quan đến chi tiêu hợp lí.

1

C2 (TL)

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 môn GDCD 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 123
  • Lượt xem: 3.989
  • Dung lượng: 58,3 KB
Sắp xếp theo