Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 8 (Có đáp án, Ma trận)

Đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 tổng hợp 3 đề kiểm tra có đáp án chi tiết và bảng ma trận. Tài liệu được biên soạn đề rất đa dạng với nhiều cấu trúc khác nhau như: 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận;  40% trắc nghiệm kết hợp 60% tự luận; 20% trắc nghiệm kết hợp 80% tự luận.

TOP 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là 3 đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn GDCD 8 Chân trời sáng tạo.

1. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 - Đề 1

1.1 Đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 8

UBND HUYỆN ………

TRƯỜNG THCS ……. .

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Câu 1. Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?

A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Tầng lớp tri thức 
D. Giai cấp tư sản

Câu 2. Đông Ti-mo là thuộc địa của nước nào nửa sau thế kỉ XIX?

A. Bồ Đào Nha
B. Pháp
C. Hà Lan 
D. Anh

Câu 3. Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào?

A. 1804 
B. 1803
C. 1802 
D. 1801

Câu 4. Một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm của nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX là:

A. Lục Vân Tiên
B. Truyện Kiều
C. Đại Nam
D. Gia Định

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào không diễn ra ở thời Nguyễn?

A. Khởi nghĩa Lí Bí 
B. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi
C. Khởi nghĩa Nông Văn Vân 
D. Khởi nghĩa Cao Bá Quát

Câu 6. Tranh dân gian nổi tiếng đầu thế kỉ thứ XIX là:

A. Tranh Hàng Trống 
B. Tranh Đông Hồ
C. Tranh Đồ Thế 
D. Tranh Kính Huế

Câu 7. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?

A. Băng cháy 
B. Dầu mỏ
C. Muối biển 
D. Sa khoáng

Câu 8. Vùng biển nước ta có bao nhiêu loài cá?

A. Hơn 5000 loài cá 
B. Hơn 4000 loài cá
C. Hơn 3000 loài cá 
D. Hơn 2000 loài cá

Câu 9. Ở vùng biển nước ta ngoài năng lượng gió còn có nguồn năng lượng nào nữa để xây dựng nhà máy điện?

A. Năng lượng thủy triều 
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng Mặt Trăng 
D. Năng lượng sinh vật

Câu 10. Có bao nhiêu bể trầm tích mà nước ta đang thăm dò ở vùng thềm lục địa?

A. 6 
B. 7
C. 8 
D. 9

Câu 11. Phốt pho phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
B. Đảo Bạch Long Vĩ
C. Đảo Lý Sơn 
D. Mũi Cà Mau

Câu 12. Dải bờ biển nào sau đây có nhiều bãi tắm đẹp?

A. Từ Lai Châu đến Cao Bằng
B. Các tỉnh Tây Nguyên
C. Từ Khánh Hòa đến Bình Thuận
D. Từ Lào Cai đến Hòa Bình

II. Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1 (0.5 điểm) Em hãy cho biết khởi nghĩa Bãi Sậy địa bàn hoạt động ở đâu? và do ai lãnh đạo?

Câu 2 (1.5 điểm) Bằng sự hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng sau:

Thời gian

Diễn biến chính

Ngày 1/9/1858

Tháng 2/1859

Ngày 17/2/1859

Ngày 24/2/1861

Tháng 6/1862

Câu 3 (1.0 điểm) Em hãy tìm 2 điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương để hoàn thành bảng sau:

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Câu 4 (0.5 điểm) Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại những bài học gì cho chúng ta ngày nay?

Câu 5 (0.5 điểm) Cho biết những thuận lợi đối với phát triển kinh tế của Việt Nam ở biển Đông

Câu 6 (1.5 điểm): Em hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng biển đảo nước ta.

Câu 7 (1.0 điểm): Em hãy cho biết đảo Vân Đồn, quần đảo Cô Tô, đảo Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?

Câu 8 (0.5 điểm): Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo?

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8

A. Trắc nghiệm (3.0 điểm - mỗi ý đúng được 0.25đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

A

C

B

A

B

B

D

A

C

A

C

B. Tự luận (7.0 điểm)

Câu

Hướng dẫn chấm

Biểu điểm

1

(0.5 điểm)

Em hãy cho biết khởi nghĩa Bãi Sậy địa bàn hoạt động ở đâu? và do ai lãnh đạo?

- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật

- Địa bàn: Phủ Khoái Châu (nay Hưng Yên)

0.25

0.25

2

(1.5 điểm)

Bằng sự hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng sau:

Thời gian

Diễn biến chính

Ngày 1/9/1858

Liên quân Pháp -Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

Tháng 2/1859

Pháp buộc phải rút phần lớn binh lực, chuyển quân vào Gia Định

Ngày 17/2/1859

Quân Pháp tấn công thành Gia Định

Ngày 24/2/1861

Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa

Tháng 6/1862

Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

3

(1.0 điểm)

Em hãy tìm 2 điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương để hoàn thành bảng sau:

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Mục đích

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Thời gian tồn tại

29 năm

10 năm

Lãnh đạo

Nông dân

Văn thân, sĩ phu

Địa bàn hoạt động

Chủ yếu ở Yên Thế và một số tỉnh Bắc Kỳ

Các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ

1.0

Tùy theo câu trả lời của HS cho điểm

4

(0.5 điểm)

Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại những bài học gì cho chúng ta ngày nay?

+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

+ Tiến hành cải cách toàn diện, có hệ thống với thái độ quyết tâm.

+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

0.5

HS nêu được 2 ý đạt điểm tối đa

5

(0.5 điểm)

Cho biết những thuận lợi đối với phát triển kinh tế của Việt Nam ở biển Đông

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

0.25

0.25

6

(1.5 điểm)

Em hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng biển đảo nước ta.

- Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...

- Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Có nhiểu đảo và quần đảo, trong đó có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

0.5

0.5

0.5

7

(1.0 điểm)

Em hãy cho biết đảo Vân Đồn, quần đảo Cô Tô, đảo Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?

Đảo Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh

Quần đảo Cô Tô – Tỉnh Quảng Ninh

Đảo Cát Hải – TP. Hải Phòng

Đảo Bạch Long Vĩ – TP. Hải Phòng

0.25

0.25

0.25

0.25

8

(0.5 điểm)

Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo?

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.

- Môi trường biển là không bị chia cắt được nên một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh.

0.25

0.25

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8

Xem chi tiết ma trận và bản đặc tả trong file tải về

2. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 - Đề 2

2.1 Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 8 học kì 2

UBND HUYỆN ………

TRƯỜNG THCS ……. .

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề gồm có 10 câu - 02 trang

PHẦN I: PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau.

Câu 1: Sự ra đời của giai cấp Công nhân là do:

A. Cách mạng vô sản.
B. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.
C. Cách mạng công nghiệp
D. Cách mạng tư sản.

Câu 2: Việc nhượng cho Anh vùng đất Hồng Kông của chính quyền Mãn Thanh nằm trong:

A. Hiệp ước Nam Kinh
B. Hiệp ước Bắc Kinh
C. Hoà ước Biển Đông
D. Hoà ước Quảng Tây

Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Vua Gia Long
B. Vua Nguyễn Ánh
C. Vua Minh Mạng
D. Vua Quang Tự

Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?

A. Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.
B. Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.
C. Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo)
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?

A. Du kích
B. Đánh trực diện
C. Loạn tiễn
D. Mua chuộc đối phương

Câu 6: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?

A. Bệnh nặng, tuổi cao
B. Bị tay sai Pháp giết hại
C. Bị thương nặng trong khi tham chiến
D. Bị tai nạn

Câu 7: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

A. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta
B. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta
C. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp
D. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.

Câu 8 : Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?

A. Long Biên (Hà Nội)
B. Tràng Tiền (Huế)
C. Bãi Cháy (Quảng Ninh)
D. Bình Lợi (Sài Gòn)

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1. (1. 5 điểm):

Bằng kiến thức lịch sử đã học hãy giải thích: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?

Câu 2 (1,5 điểm): Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:

a. Hãy nêu sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương ?

b. Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế?

Phân môn Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Nhóm đất nào chiếm diện tích nhỏ nhất nước ta?

A. Nhóm đất mùn núi cao.
B. Nhóm đất phù sa.
C. Nhóm đất phèn, đất mặn.
D. Nhóm đất Feralit.

Câu 2: Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất và bảo vệ đất cần có biện pháp nào?

A. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
B. Duy trì nguồn nước ngọt thường xuyên
C. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.
D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 3: Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển là:

A. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ
B. Vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ
C. Vịnh Hoàng Sa và vịnh Hạ Long
D. Vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh

Câu 4: Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt khoảng

A. 20ºC.
B. 21ºC.
C. 23ºC.
D. 25ºC

Câu 5. Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Các đồng bằng
B. Bắc Trung Bộ
C. Việt Bắc
D. Thềm lục địa

Câu 6: Khí hậu vùng biển nước ta mang tính chất

A. nhiệt đới gió mùa.
B. ôn đới gió mùa.
C. cận nhiệt gió mùa
D. cận xích đạo.

Câu 7. Theo Luật biển năm 2012 vùng biển Việt Nam trong biển Đông bao gồm:

A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
C. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm luc địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế.

Câu 8: Khó khăn lớn nhất về vấn đề bảo vệ chủ quyền của vùng biển nước ta là:

A. Có nhiều thiên tai như bão
B. Tình trạng chồng lấn giữa các vùng biển đảo của nhiều quốc gia.
C. Hiện tượng nước biển dâng
D. Tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt.

B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

b. Là học sinh em cần có những hành động gì để bảo vệ môi trường biển đảo?

Câu 2: (1,0 điểm)

Biển đảo có những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế của nước ta?

----- Hết------

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 8

Xem chi tiết đáp án trong file tải về

2.3 Ma trận đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 8

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chương 4: Châu Âu và nước Mĩ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX

Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Nhận biết:

- Biết được sự ra đời của giai cấp CN.

- Sự thành lập công xã Pari.

Thông hiểu:

- Hiểu được những hoạt động chính của C. Mác. Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa XHKH.

- Hiểu được một số hoạt động tiêu biểu của PT cộng sản và CN quốc tế cuối TK XIX- đầu TK XX.

Vận dụng:

- Đánh giá vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng thế giới

Vận dụng cao:

- Vận dụng kiến thức đánh giá vai trò của C. Mác. Ph. Ăng-ghen đối với PT CN thế giới.

1TN

2

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU TK XIX ĐẾN ĐẦU TK XX

Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Nhận biết

- Biết được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Biết được nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

Thông hiểu:

- Hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa của CM Tân Hợi 1911.

Vận dụng

Đánh giá được ảnh hưởng của cuộc DTMT ở Nhật đến các nước châu Á và Việt Nam.

Vận dụng cao:

Đánh giá vai trò của Tôn Trung Sơn đối với CM Tân Hợi.

1TN

3

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ TK XIX ĐẾN ĐẦU TK XX

Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Nhận biết:

- Biết được những nét chính về kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu TK XIX.

- Biết được văn hóa Việt Nam nửa đầu TK XIX.

- Biết được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn.

Thông hiểu

- Hiểu được tác động của văn hóa đến LS triều Nguyễn.

- Hiểu được vì sao các cuộc KN nổ ra ở đầu TK XIX.

Vận dung:

Đưa ra các giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Vận dụng cao:

Đánh giá vai trò của quần đảo Hoàng Sa và đảo Trường Sa đối với việc bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc hiện nay.

1TN

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Nhận biết:

- Biết được quá trình chống TD Pháp của nhân dân ta từ năm 1858- 1884.

- Biết được bối cảnh, nội dung của những đề nghị cải cách nửa sau TK XIX.

Thông hiểu:

- Hiểu được vì sao TD Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam.

- Hiểu được vì sao TD Pháp sau 10 năm mới tấn công ra Bắc Kì lần 2.

- Hiểu được những hạn chế của những đề nghị cải cách.

Vận dụng:

- Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc ký với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

Vận dụng cao:

- Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước

Vận dụng kiến thức để liên hệ các cuộc cải cách cùng thời trong khu vực.

1TN

Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896

Nhận biết:

- Biết được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong PT Cần Vương.

- Biết được 1 số sự kiện chính của cuộc KN Yên Thế

Thông hiểu

- Giải thích được tại sao cuộc KN Hương Khê là cuộc KN tiêu biểu trong PT Cần Vương.

- Hiểu được tại sao cuộc KN Yên Thế tồn tại trong thời gian dài

Vận dụng

- So sánh cuộc KN Yên Thế với PT Cần Vương

Vận dụng cao:

- Đánh giá được vai trò của các lãnh đạo PT Cần Vương, Yên Thế.

- Từ thất bại PT Cần Vương và cuộc KN Yên Thế hãy rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay

2TN

1TL

1. a TL

1. b TL

Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917

Nhận biết:

- Biết được 1 số chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp ở Việt Nam.

- Biết trình bày hoạt động yêu nước của PBC, PCT.

Thông hiểu:

- Hiểu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa đến kinh tế, xã hội Việt Nam.

Vận dụng

- So sánh xu hướng cứu nước của hai ông.

Vận dụng cao

- Vận dụng kiến thức thể hiện thái độ của HS trước cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp.

2TN

Số câu/Loại câu

Tỉ lệ %

8 TNKQ

1 TL

1. a TL

1. b TL

20%

15%

10%

5%

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

TT

Chủ đề/ Bài học

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Địa lí

1

ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

( 10% - đã kiểm tra giữa kì II)

– Đặc điểm chung của lớp phủ thổ nhưỡng

– Đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất chính

– Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Việt Nam

– Đặc điểm chung của sinh vật

– Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.

2 TN

5%

0,5 điểm

2

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

( 7 tiết)

– Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

– Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

– Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Nhận biết

– Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

– Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

Thông hiểu

– Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

Vận dụng

– Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được các khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

- Vận dụng cao: Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo.

4TN

1TL*

1TLa

1TLb

30%

3,0 điểm

3

Chủ đề chung 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

( 3 tiết)

- Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

- Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

- Những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Nhận biết:

- Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam
(theo Luật Biển Việt Nam).

- Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Thông hiểu: Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

2TN*

2TN*

1TL*

15%

1,5 điểm

Số câu/ loại câu

8 câu

TNKQ

1 câu TL

1/2 câu TL

1/2 câu TL

10 câu

( 8TN,

2TL)

Tỉ lệ %

20

15

10

5

50%

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 422
  • Lượt xem: 5.799
  • Dung lượng: 87,5 KB
Sắp xếp theo