Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 4 sách CTST, Cánh diều, KNTT

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, tổng hợp những kiến thức quan trọng, giúp thầy cô nhanh chóng giao đề cương ôn thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Qua đó, còn giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức môn Lịch sử - Địa lý lớp 4, để ôn thi học kì 2 năm 2023 - 2024 hiệu quả. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề cương học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 4 sách Kết nối tri thức

Câu 1: Vùng Duyên hải miền Trung có khí hậu như thế nào?

A. Nắng nóng và mưa ít quanh năm
B. Mát mẻ và mưa nhiều vào mùa hè
C. Nóng và mưa nhiều vào mùa thu - đông
D. Lạnh và khô vào mùa đông

Câu 2: Nơi nào là nổi tiếng với sản xuất muối trong vùng Duyên hải miền Trung?

A. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
B. Cà Ná (Ninh Thuận)
C. Hòn Khói (Khánh Hoà)
D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Mộc bản triều Nguyễn và vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đều được công nhận là di sản bởi tổ chức nào?

A. UNESCO
B. WWF
C. IUCN
D. Greenpeace

Câu 4: Trùng tu các di tích đã xuống cấp là biện pháp nào để bảo tồn Cố đô Huế?

A. Xây dựng thêm công trình mới
B. Phá hủy các di tích cũ
C. Sửa chữa các di tích bị hư hỏng
D. Di dời các di tích đến vị trí mới

Câu 5: Năm nào chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cho cây cầu là "Lai Viễn Kiều"?

A. 1553
B. 1653
C. 1753
D. 1853

Câu 6: Rừng khộp là kiểu rừng đặc trưng của vùng Tây Nguyên, cây rụng lá vào mùa nào

A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông

Câu 7: Sông Sê San được hợp lưu bởi sông nào?

A. Sông Krông Pô Kô và Đắk Bla
B. Sông Sê-rê-pốk và Đắk Bla
C. Sông Krông Ana và Krông Nô
D. Sông Krông Pô Kô và Krông Nô

Câu 8: Người dân chủ yếu sử dụng những vật liệu nào để xây dựng nhà Rông?

A. Gỗ, mây, tre, nứa, lá
B. Đá, gạch, xi măng
C. Sắt, thép, bê tông
D. Vải, len, da

Câu 9: Mục đích chính của lễ hội Cồng chiêng là gì?

A. Thúc đẩy sự giao lưu văn hoá và đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên
B. Tạo điểm đến du lịch cho khách quốc tế
C. Quảng bá hình ảnh của người dân Tây Nguyên
D. Thu hút đầu tư và phát triển kinh tế địa phương

Câu 10: Loại cây nào thích hợp trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Lúa và cây ăn quả
B. Cao su, cà phê, điều, hồ tiêu
C. Lúa và cây công nghiệp
D. Cây cao su và cây điều

Câu 11: Vận tải đường sông thông qua phương tiện nào ở vùng Nam Bộ?

A. Xe hơi
B. Xe máy
C. Ghe, thuyền
D. Tàu hỏa

Câu 12: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc vào ngày nào?

A. 30-4-1975
B. 2-9-1945
C. 19-5-1954
D. 1-5-1961

Câu 13: Công trình nào sau đây không thuộc địa đạo Củ Chi?

A. Hầm chứa lương thực và vũ khí
B. Giếng nước
C. Hầm giải phẫu
D. Nhà tù giam địch

Câu 14: Vật dụng nào gắn liền với cuộc sống các đồng bào miền biển?

A. Thuyền thúng
B. Lưới đánh cá
C. Chiếc gùi
D. Cả A và B

Câu 15: Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh là di sản của khu vực nào

A. Nghệ An
B. Quảng Bình
C. Quảng Trị
D. Thừa Thiên Huế

Câu 16: Những lớp ngói âm dương của nhà cổ Phùng Hưng được tính toán theo nguyên tắc nào?

A. Ngũ hành
B. Ngũ phúc
C. Ngũ đại
D. Ngũ mệnh

Câu 17: Các dân tộc nào là chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng?

A. Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ
B. Mường, Thái, Dao, H'Mông
C. Chăm, Khơ Me, Cao Lan, Xtiêng
D. Tày, Giáy, Cống, Sán Chay

Câu 18: Hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Nam Bộ là gì?

A. Nuôi cá ba sa
B. Nuôi tôm
C. Nuôi cá tra
D. Nuôi cá rô

Câu 19: Sách Gia Định Thành thông chí được viết bởi ai?

A. Nguyễn Hữu Cảnh
B. Trịnh Hoài Đức
C. Nguyễn Tất Thành
D. Dương Văn Minh

Câu 20: Hầm quân y, hầm giải phẫu được sử dụng như thế nào trong địa đạo Củ Chi?

A. Là trạm xá để chữa trị cho các thương binh
B. Là nơi sinh hoạt và sản xuất
C. Là hầm chứa lương thực và vũ khí
D. Là hầm ở

ĐÁP ÁN

1. C2. D3. A4. C5. B6. C7. A8. A9. A10. C
11. C12. A13. D14. D15. A16. A17. A18. A19. B20. A

....

2. Đề cương học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2
MÔN LỊCH SỬ + ĐỊA LÝ – KHỐI 4 (HKII)
Năm học 2023 - 2024

Câu 1: Nêu đặc điểm khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung?

- Đặc điểm khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung có khí hậu nóng mưa nhiều vào mùa thu - đông. Phía bắc dãy Bạch Mã mưa nhiều vào mùa mưa sớm hơn, mùa đông lạnh và ẩm do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi gió mùa Đông Bắc, qua biển. Phía nam dãy bạch Mã quanh năm nắng nóng, càng về phía nam mưa ít hơn, mùa mưa ngắn.

- Vùng Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của bão và gió phơn Tây Nam.

Câu 2: Nêu một số biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung?

Biện pháp phòng chống thiên tai như: Dự báo khả năng xảy ra thiên tai, trồng cây, trồng rừng, sơ tán người dân,.. để hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả của thiên tai.

Câu 3: Em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung?

Một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung như làm muối, đánh bắt nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông đường biển.

Câu 4: Em hãy cho biết điểm nổi bật của ẩm thực miền Trung?

Điểm nổi bật của ẩm thực miền Trung hầu hết đều mang hương vị đặc trưng là cay và đậm đà. Ngoài những món ăn mặn, còn có các loại bánh, chè và thường được chế biến từ mạch nha, đường phèn,..

Câu 5: Nêu một số biện pháp bảo tồn và giữ gìn giá trị cố đô Huế?

Một số biện pháp bảo tồn và giữ gìn giá trị cố đô Huế.

- Không làm hư hại các di sản văn hóa.

- Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.

- Giữ gìn sạch đẹp môi trường ở khu di tích, danh lam thắng cảnh.

- Giới thiệu những nét đẹp của cố đô Huế.

Câu 6: Hãy cho biết phố cổ Hội An có những công trình kiến trúc tiêu biểu nào?

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An là Chùa Cầu, Nhà cổ Phùng Hưng, Hội quán Phúc Kiến,..

Câu 7: Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước?

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu cùng các trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu giáo dục lớn. Đặc biệt, thành phố được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Câu 8: Kể tên các quốc gia vùng tiếp giáp với Tây Nguyên?

Tây Nguyên tiếp giáp với nước Lào, Cam - pu - chia và vùng Duyên hải miền Trung vùng Nam Bộ của nước ta. Tây Nguyên là vùng không tiếp giáp biển.

Câu 9: Kể tên một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Cho biết nơi phân bố của chúng?

Vùng Tây Nguyên có cây công nghiệp chủ yếu là: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè,…Tây Nguyên có đàn gia súc lớn. Nhiều trang trại nuôi bò lấy thịt, trang trại bò sữa phát triển ở Lâm Đồng, Gia Lai, ĐắkLắk,.

Câu 10: Kể tên một số dân tộc tiêu biểu ở vùng Tây Nguyên?

Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống như: ÊĐê, Gia Rai, BaNa, Mnông, kinh,…

Câu 11: Hãy mô tả nhà rông ở Tây Nguyên?

Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng. Nhà Rông có vai trò chính là nơi để hội họp, tiếp khách,…Khi làm Nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá. Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng.

Câu 12: Cho biết vùng Nam Bộ loại đất nào lớn nhất và phân bố ở đâu?

Loại đất lớn nhất là đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long thích hợp cho việc trồng lúa và cây ăn quả.

Câu 13: Cho biết vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ?

Nam Bộ là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Thủy sản được nuôi trồng chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,…Hình thức nuôi trồng thủy sản đa dạng và ngày càng được cải tiến. Các sản phẩm từ cá ba sa, tôm,…không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Câu 14: Sông ngòi vùng Nam Bộ có đặc điểm gì?

Vùng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các sông lớn của vùng là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu có nguồn nước dồi dào. Các sông thường có mùa lũ và mùa cạn.

Câu 15: Kể tên các nhân vật anh hùng của vùng đất Nam Bộ?

Tên các nhân vật anh hùng của vùng đất Nam Bộ như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Định,…

3. Đề cương học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 4 sách Cánh diều

Câu 1: Kể tên những địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết.

Trả lời:

Một số địa danh ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Thành nhà Hồ.

+ Cố đô Huế.

+ Phố cổ Hội An.

+ Thánh địa Mỹ Sơn.

Câu 2: Nêu một số biện pháp để phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

Trả lời:

+ Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phi lao chắn cát, ...

+ Xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi để tưới tiêu và chống lũ.

+ Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kĩ năng về phòng chống thiên tai.

+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

Câu 3: Nêu một số hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung:

Trả lời:

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

+ Sản xuất muối.

+ Du lịch biển.

+ Giao thông vận tải đường biển.

Câu 4: Mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế.

Trả lời:

+ Vẻ đẹp của Cố đô Huế là sự kết hợp hài hoà giữa các công trình kiến trúc cổ kinh như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng của các vua nhà Nguyễn, ... với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: sông Hương, núi Ngự, ...

Câu 5: Nêu một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế.

Trả lời:

+ Sử dụng khoa học, công nghệ trong bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích.

+ Hạn chế các phương tiện ra vào Đại Nội.

+ Trồng thêm cây xanh.

+ Tích cực quảng bá hình ảnh Cố đô Huế đến du khách trong và ngoài nước.

Câu 6: Mô tả nét kiến trúc độc đáo của Chùa Cầu.

Trả lời:

+ Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An.

+ Là một công trình kiến trúc độc đáo với chùa và cầu gắn với nhau thành một thể thống nhất. Hiện nay, Chùa Cầu là biểu tượng của thành phố Hội An.

Câu 7: Vì sao chùa Cầu được sử dụng làm biểu tượng của phố cổ Hội An?

Trả lời:

+ Vì: Di tích chùa Cầu chứa đựng nhiều giá trị lớn về lịch sử và văn hóa.

+ Chùa Cầu có kiến trúc rất độc đáo, có sự pha trộn giữa kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam.

Câu 8: Tây Nguyên tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào.

Trả lời: Tây Nguyên tiếp giáp với: Lào, Cam-pu-chia; vùng Duyên hải miền Trung và vùng Nam Bộ.

Câu 9: Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

+ Ngăn chặn tình trạng phá rừng.

+ Khai thác rừng hợp lí.

+ Giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ.

Câu 10: Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

+ Một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên là: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông, Kinh, Mông, Tày, Thái, Nùng.

Câu 11: Kể tên một số cây công nghiệp lâu năm và cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời: Một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là: cà phê; cao su; điều; chè; hồ tiêu.

+ Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

Câu 12: Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Nam Bộ.

Trả lời:

+ Một số dân tộc sinh sống ở vùng Nam Bộ là: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.

Câu 13: Vì sao Nam Bộ trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta?

Trả lời:

+ Vì: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

Câu 14: Kể các tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh trong lịch sử.

Trả lời:

+ Trước khi mang tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976, Thành phố còn có tên gọi khác như: Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.

.........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
150
  • Lượt tải: 7.282
  • Lượt xem: 50.007
  • Dung lượng: 28,5 KB
Sắp xếp theo